Skip to main content

[WEEKLY] ĐỌC CHẬM ? 28-07-2024

ĐỌC CHẬM ? 28-07-2024

Bài viết được trích từ weekly report của thầy Hồ Quốc Tuấn

Lựa chọn đại học nào?

Hôm trước mình viết bài về “Nên đi du học hay không”, nay tới một số bạn hỏi mình về chuyện chọn trường đại học nào.

Mấy hôm nay người quen, một số phụ huynh và cả các em nhỏ (hix 2k6, mình già quá!), đều nhờ mình tư vấn chọn trường, cả trong và ngoài nước. Mình sẵn đó có vài lời tâm sự dựa trên kinh nghiệm xương máu của mình, bạn bè và cả học trò mình quan sát được.

Chọn sai là thường

Trước tiên, phải chúc mừng các bạn, có lựa chọn là một bước thành công, có thể coi là đáng kể trong đời. Hồi xưa với mình đậu đại học là bước qua một cửa ải rất quan trọng vì mình không làm gia đình thất vọng.

Còn thật ra khi vào đại học, mình vẫn chưa biết mình muốn gì đâu. Và có rất nhiều lựa chọn. Mình kể mấy cái xương & máu ra để các bạn thấy lựa chọn của mình 10 năm sau nhìn lại thì nó … trật lất, nhưng có khi không trật lắm, tùy theo mình cố gắng ra sao với lựa chọn của mình.


Nhưng nếu bạn thấy nó sai rành rành, bạn có thể tìm cách thay đổi.


Rồi, đó là nói đạo lý, còn cụ thể thì bạn có thể đọc thêm bên dưới này.

Sơ sơ những sai lầm hồi tuổi trẻ chết người của mình để bạn yên tâm là nếu có sai thì bạn chắc không sai nhiều lần như vậy :)

  1. Mình chọn chương trình tiếng Pháp của UEH (ngày ấy thương hiệu vẫn là Đại Học Kinh Tế TP.HCM) để học, vì … học bổng. Mình bỏ cả thanh xuân 4 năm học tiếng Pháp để rồi cuối cùng mình nhận ra mình không muốn đi Pháp. Trong khi đó nếu mình đi đúng hướng hơn tập trung vào chuyện luyện cho tốt tiếng Anh và tìm hiểu các chương trình ở Anh, Úc, Mỹ từ trước, mình có thể đã tiết kiệm được hai năm thời gian. Sau đó vì sự chuyển biến này mà mình vất vả xoay sở một thời gian. Điều đó suýt dẫn đến sai lầm thứ hai.

  2. Mình bỏ cả thời gian luyện thi học đầu vào thạc sĩ - tiến sĩ ở ĐH Kinh tế TP.HCM (xưa có thể học thẳng lên vì mình tốt nghiệp loại giỏi, thi đầu vào ThS điểm cao, nên làm thẳng NCS lên cùng chương trình ThS + TS, và rút ngắn được 1-2 năm, có thể sẽ là TS khi mới 25 tuổi). Cuối cùng khi thầy Trần Ngọc Thơ nghe được, lôi ra một chỗ nói “phải ráng mà xin học bổng nước ngoài”. Thế là phí hoài thanh xuân ngồi cày bài để luyện thi ThS, bỏ cả mấy tháng chơi game. Và có thể xém tí nữa là mình mắc sai lầm.

  3. Sau khi có học bổng chính phủ Úc đi học và cày điên cuồng ở Úc ở cả đi học và thực tập ở industry, mình chọn đi học TS ở Anh sau khi có học bổng TS của Anh, Úc, Canada và Mỹ. Thầy hướng dẫn ở Melbourne nói mày ở lại đây đi, học TS xong có PR (thường trú), rồi vô quốc tịch, sống khỏe. Cụ mentor của mình ở quỹ của Úc cũng nói vậy. Cụ nói bên kia cạnh tranh, industry, uni mày đều không rõ, tốt nghiệp chưa biết thế nào, ở đây mày có sẵn career path rất ngon lành. Cuối cùng, mình vẫn kiên trì chọn Anh vì lúc đó các trường ở Anh qua present ở Úc, thấy đẳng cấp khác hẳn.

    Ngoài ra thấy tin tuyển dụng lúc đó lương Assistant Prof. ở Anh cao nhất sau khi qui ra tỷ giá tương đương (khi đó Bảng Anh 2.x USD). Và lương industry ở Anh cũng cao hơn nhiều ở Úc thời đó. Market của Úc thời đó vẫn là “cowboy market” trong mắt anh em.

    Và cái kết bạn biết rồi đó, lựa chọn sai sấp mặt luôn vì khi ra trường không lâu thì Brexit. Úc, Mỹ, Canada đều có lương tăng cao hơn. Tỷ giá xuống, lương tăng đâu có bằng được. Quan trọng là nếu lựa chọn Mỹ & Canada thì vẫn không bằng ở lại Úc, vì kết quả là cái connection bền vững nhất của mình suốt 10 năm qua với industry là ở … Úc. Nếu mình ở yên đó, học xong, ra vừa làm bên quỹ vừa dạy đại học Úc thì sống sung sướng thảnh thơi (ở Úc một số A-journal thì một số UK uni như Bristol, Man, Lancaster, Warwick không tính trong khi publish được A là ổn ở đa số trường thuộc G8 của Úc).

    Bây giờ nghĩ lại thì bài toán đi Anh khi đó hoàn toàn trúng, nhưng mà bây giờ nhìn lại thì có quá nhiều điểm mình tính không tới về chuyện thực tế, như quốc tịch, làm giữa industry và uni, tỷ giá, và đặc biệt không thể tưởng ra chuyện Brexit trời ơi.

    Sau này mình còn phát hiện ra mình còn chọn sai động trời nữa là giữa Anh và Mỹ thì mình chọn trường ở Anh vì ranking tốt hơn, hóa ra cái ranking FT đó không có xài cho tiến sĩ. Cái trường mà mình bỏ ở Mỹ là trong top Accounting PhD programme và rất được đánh giá cao ở research uni của Mỹ. Nó còn ở Texas nữa, chỗ mà sau này nhiều bạn thân của mình về đó. Nhưng hồi xưa vợ mình (khi đó là người iu) sợ bị bắn đùng đùng nên dứt khoát kêu mình đi Anh. Mà sau này đúng là cái campus đó xảy ra nổ súng thiệt. Nhưng dễ gì mà trúng mình chứ, campus mấy chục nghìn người kia mà :)

  4. Và còn vô số thứ nữa, bao gồm cái lựa chọn uni nào để đi, có nên không nhận job sớm ở Anh mà đi Mỹ visit, .v.v Hồi xưa tính nát cả ra, thấy cái nào tính cũng có lý hết. Nhưng nhìn lại thì đầy … sai lầm. :)

Vấn đề là mấy cái vụ như số 4 là ngay cả thầy mình cũng ngồi cố vấn, rồi nhiều cụ đầy kinh nghiệm cũng chỉ, nhưng mà vấn đề là tất cả đều không thể phán đoán hết tất cả được. Trong bối cảnh của một đứa lơ ngơ không biết được hết tất cả, mình nghĩ mình đã chọn thứ tốt nhất có thể khi đó, với một chút tư duy phòng thủ không mạo hiểm cao với quyết định trọng yếu của mình. Kiểu gọi là “trust your instinct”, tin vào thần linh mách bảo.

Vậy cho nên, thật ra cho dù các bạn trẻ, hay phụ huynh cố vấn chọn, thì cứ nghĩ đơn giản là chọn theo tất cả thông tin các bạn có thể có lúc đó, và sẵn sàng tâm thế điều chỉnh lại. Điều mình rút ra là mình đã ra quyết định với thông tin rất giới hạn, với hiểu biết ít, và rất nhiều nhân tố mình đánh giá tầm quan trọng sai (weighting sai bét). Phụ huynh và người đi học thông thường có ít thông tin nhất, nhưng người có kinh ngihệm không tiện và cũng không dám nói chắc vì cũng ngại trách nhiệm.

Như câu chuyện của mình, là ở thời điểm đó mạng xã hội chưa phát triển mạnh, cũng không có nhiều người đi trước mình biết để xin ý kiến (các cụ lớn thì đã quá xa rồi). Chính bạn, chứ không phải ai khác, phải quyết định đặt cược. Hãy tin trực giác của mình.

Và nếu nó sai, hoặc kiên trì loay hoay để vùng vẫy trong những lựa chọn sai của mình để tìm ra con đường đúng trong cái sai. Nó có thể lại quay lại trúng. Hoặc đơn giản là … chọn lại,

Sẽ có rất nhiều cái lợi trong một lựa chọn sai mà bạn có thể tận dụng, bao gồm … chả có gì để mất :) . Tất nhiên, chọn đúng từ đầu vẫn trúng hơn.

Cách đây một năm, ngồi cà phê với thầy mình khi ổng ghé về Bristol dự hội thảo, thầy nói kiểu: mày mắc nhiều lựa chọn sai lầm, nhưng mày lại sửa chữa được và kiên trì không bỏ cuộc, tao thấy vui cho mày, giờ mày lại đang “on the right track”. Nghĩa là sai rồi vẫn có thể làm tốt được nó, và làm nó thành lựa chọn “tạm đúng”.

Chứ chọn đúng, mà có khi lại thành sai. Chẳng hạn ví dụ biết đâu đi Mỹ, học dở, 2 năm đầu học dở, bị đuổi về, thì không có cả bằng PhD. Ở UK cũng có như vậy nha, năm nay mình mới có liên quan đến 1 case internal, và có được nhờ làm review lại cho một case external. Bỏ 2-3 năm công sức học PhD rồi không có cái bằng là thật.

Hoặc nói xui như vợ mình nói, ngày ấy đang tung tăng đi ăn kem trong trường thì đi ngang cái anh xả súng …

Quay lại với các bạn mới vào đại học, mình nghĩ có hai điều quan trọng sau khi bạn chọn, và có thể nó còn quan trọng hơn lựa chọn lúc này:

  1. Chọn rồi thì đừng nhìn lại tiếc nuối mà hãy nhìn xem đâu là cơ hội với lựa chọn của mình và cố gắng với nó. Đừng làm “xác sống giảng đường”. Mình có viết bài này ở đây. ‘Xác sống’ giảng đường

  2. Nếu nhận ra mình đã sai sau khi cố gắng, thì hãy mạnh dạn chọn lại, nhưng đương nhiên làm sao mà ít ảnh hưởng đến gia đình nhất. Mình lớn rồi, mình sai thì tự chịu trách nhiệm và tự tìm cách mà sửa. Mình có viết trong bài: Quyền được sai.

Hồi cấp 2 tôi mơ ước làm bác sĩ, lên cấp ba muốn làm lập trình viên; lúc vào đại học, tôi muốn làm việc cho công ty quảng cáo. Sau khi ra trường, tôi đi làm ở phòng kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng. Nay tôi đang dạy đại học.

Có những sự lung lay, thay đổi đó là bởi người trẻ chưa thể có tất cả trải nghiệm để trả lời đúng câu hỏi họ muốn gì. Hơn nữa, việc định hướng nghề nghiệp có thể lạc hậu nhanh chóng trước sự chuyển biến cực kỳ nhanh của thế giới bên ngoài.

Câu chuyện gần đây tôi gặp minh chứng cho điều này. Arthur, một trong những sinh viên giỏi nhất của tôi, vừa gọi điện nhờ tôi viết thư giới thiệu để đi học lại.

Arthur đang làm việc tại một trong ba ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới và vừa tham gia vào một thương vụ lên trang nhất của nhiều tờ báo tài chính hàng đầu vài tháng trước. Sếp của Arthur - cũng là người quen của tôi - nhận xét cậu ấy có tương lai xán lạn, và có thể là một trong những người trẻ nhất được thăng tiến trong nhóm của mình. Nhưng Arthur muốn đổi nghề.

Hi vọng sau khi các bạn hay các phụ huynh đọc bài này, thì sẽ vững tâm với lựa chọn của mình hơn. Và sau đó dù kết quả thế nào, ví dụ tưởng tượng nó như Thần Điêu Đại Hiệp 1995 nhưng hóa ra lại là bản 2024, thì bạn cũng có thể tìm ra điểm tích cực mà tận dụng. Ví dụ tui thấy bạn Điêu 2024 cưng ghê. Đôi khi làm Điêu huynh lại là lựa chọn hay. Doãn Chí Bình tưởng số hưởng mà hóa ra hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của đạo diễn về Tiểu Long Nữ.


Chẳng hạn có một dạo mấy bạn chọn học ngành AI tưởng sai (thời tui nó không hot trong các hướng đi của ngành CNTT), mà hóa ra giờ đúng quá.


May be an image of 4 people, people performing martial arts and text

Nếu Fed không cắt giảm lãi suất vào tháng 9 thì sao?

Đến thứ 6 vừa rồi, thị trường futures vẫn trade với kỳ vọng Fed cắt lãi suất vào tháng 9 với xác suất 88% (trước đó có lúc trên 90%).


Nhưng anh em hedge funds đã có những bet rằng Fed sẽ đợi đến sau bầu cử.


Số liệu của Mỹ tiếp tục khẳng định một bộ phận trong nền kinh tế đang yếu đi thấy rõ, về phía demand, và lạm phát tiếp tục đi đúng hướng Fed muốn. Dân tình tiếp tục tin tưởng vào bet là lãi suất sẽ cắt vào tháng 9.


May be an image of text

Trong khi đó, phía Canada, BoC vừa cắt lãi suất tiếp vì sợ tăng trưởng yếu. Điều này càng tạo thêm sức ép cắt lãi suất về phía Fed.


Nhưng thị trường có thể là quá tự tin vào xác suất Fed cắt tháng 9. Nếu Fed đợi sau bầu cử mới cắt liền 2 phát thì vẫn đảm bảo cắt 2-3 phát trong năm nay như một số dự đoán.


Nhìn chung Fed cắt lãi suất là một game nhiều người tin tưởng rồi, nhưng với CME trade data cho rằng gần 90% tháng 9 sẽ cắt lãi suất thì có thể là pricing quá cao xác suất cắt tháng 9. 70% có thể là hợp lý hơn.


Theo mình, tác động tổng thể của một đợt cắt lãi suất 0,25% không có quá lớn đến mức mà Fed buộc hay phải cắt tháng 9. Nếu dự báo 0,5-0,75% cắt từ nay tới cuối năm đúng, thì thật ra tác động nó sẽ không quá lớn, nhất là trong bối cảnh Fed còn có thể điều tiết nhiều công cụ khác đối với lãi suất ngắn hạn và liquidity của thị trường Mỹ - vốn lại đang không quá căng.


Nói nôm na là chỉ là 0,25% thôi mà, cắt tháng 9 hay tháng 11 cũng không khác gì mấy. Fed từ từ cân nhắc. Anh em IMF có cảnh báo rồi: Fed có thể sẽ không vội cắt giảm lãi suất


Chỉ có anh em một vài nước là mong ngày Fed cắt càng sớm càng tốt để đỡ phải gồng tỷ giá. Ví dụ:


May be an image of text

NHNN vẫn phải gồng, nhưng nếu có viện binh từ Mỹ thì tốt.


May be an image of text

Lưu ý, Nhật can thiệp và đã kéo tỷ giá xuống. Và một số đồng tiền như Bảng Anh thành công kéo lên đáng kể so với USD.



Nhân chuyện tỷ giá, thì có một số momentum trade ăn nhiều từ đầu năm đang đổi chiều, anh em chốt lời cắt momentum trade khá nhiều, bao gồm:


Chip, bán từa lưa


Big tech ngoài bán dẫn, bao gồm AI play


Copper


Cover lại các vị thế short Yên Nhật


Carry trade USD với một số đồng khác ngoài Yên



Ví dụ, copper đi xa để trở về trong vòng có 1 tháng.



Sau pha rotate khỏi big tech vừa qua và small cap, hàng small cap ở Mỹ vẫn còn rẻ tương đối, nhưng không siêu rẻ nữa.



Nói chung thị trường đang có điều chỉnh lại momentum trade và không nên quá tự tin vào chuyện Fed cut rates vào tháng 9. Nên duy trì một tỷ lệ hedge và đa dạng danh mục phù hợp.


Bài đọc mình giới thiệu trong tuần

Chia 'miếng bánh' tăng trưởng - bài của mình tuần này trên VnExpress


Theo tác giả Amory Gethin và các cộng sự tại trường Paris School of Economics, trung bình ở các nước châu Phi, hơn phân nửa thu nhập quốc gia do 10% người giàu nhất nắm giữ. Ở một số nước phía Nam châu lục này, con số này có thể lên đến trên 65%.


Theo tác giả Amory Gethin và các cộng sự tại trường Paris School of Economics, trung bình ở các nước châu Phi, hơn phân nửa thu nhập quốc gia do 10% người giàu nhất nắm giữ. Ở một số nước phía Nam châu lục này, con số này có thể lên đến trên 65%.


Họ làm giàu bằng cách nào? Thông qua tham nhũng và quan hệ chặt chẽ với một số người trong chính quyền, họ có thể thâu tóm những công ty tư nhân hóa với giá rẻ mạt, hoặc nắm những ngành kinh doanh độc quyền như khai thác dầu, kim cương.


Hiện tượng này được một số nhà kinh tế gọi là "thu tô" (rent-seeking), qua các mối quan hệ "sân trước, sân sau, người quen, người nhà" và được tiếp tay bởi nạn tham nhũng tràn lan.



Tôi tin cũng rất ít người có thể phủ nhận Việt Nam đã phát triển mạnh trong những thập kỷ qua, vấn đề chỉ là miếng bánh tăng trưởng kinh tế dường như không được chia đúng cách. Vì vậy, tôi đồng tình với góc nhìn: tham nhũng và "chia bánh" không đúng cách đã khiến chúng ta tăng trưởng dưới tiềm năng


...


Kinh tế tăng trưởng nhưng tiền vào hết túi một số ít là vấn đề của nhiều nước trên thế giới hiện nay, không chỉ Việt Nam. Nhưng nó đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của Việt Nam vài năm qua, với nhiều đại án tham nhũng được phanh phui cùng những số tiền lên đến đơn vị nghìn tỷ.


Những đại án như vậy chỉ ra rằng một lượng lớn tài sản của nền kinh tế đang bị thao túng bởi một số người và làm giàu cho một số ít.


...


Bài toán "chia bánh" mà tôi học từ tiểu học, tưởng dễ, mà... dễ sai. Vì trong thâm tâm, ai được giao chia bánh cũng thường muốn mình được phần hơn.


Các bạn có thể đọc toàn bài ở đây


Không có đám mây nào miễn phí - Câu chuyện “lên mây” (đẩy lên cloud services) tốn kém

AI: Nhà trường khó nhờ, học sinh dễ cậy - Một chủ đề đang gây tranh cãi khắp nơi


Thời gian qua, các công ty AI quảng bá mạnh mẽ vào nhà trường, kêu gọi họ đầu tư hàng tỉ đô la vào công nghệ mới nhưng sự sụp đổ của AllHere cho thấy rủi ro của việc đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, một lãnh vực nhiều tiềm năng nhưng chưa có thành tích gì cụ thể, lại đặt ra nhiều rủi ro như tính riêng tư của học sinh nhỏ tuổi, mức độ chính xác của thông tin chúng cung cấp cho các em.


Quan trọng hơn, các công cụ AI này đi ngược lại nỗ lực của nhiều trường, nhiều khu vực muốn hạn chế các em tiếp xúc với màn hình, dù đó là máy tính hay chiếc điện thoại di động. Theo The New York Times, nhiều chuyên gia giáo dục khuyên nên có thái độ "chờ xem" đối với AI trong trường học.



Thử thách thứ nhì là động lực - nhiều sản phẩm AI công nghệ chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng như mục đích của nó, trong khi với học sinh, đâu phải động cơ học tập em nào cũng như nhau. Các công cụ AI có thể giúp các em giải bài toán nhưng nếu học sinh không hứng thú học, không chịu theo dõi các bước nó đưa ra để làm theo thì cũng đành chịu.


Justin Reich, một chuyên gia công nghệ giáo dục tại MIT, nhận xét: "Nói chuyện với robot thì chán lắm. Lý do học sinh chịu học đại số có thể là bởi chúng thích thầy giáo của chúng và vì chúng muốn hòa đồng với chúng bạn đang học". Ý ông muốn nói trông chờ học sinh dùng AI để tự học đại số một mình là chuyện khó.


Đông Nam Á ở đâu tại Olympic? So dân số thì Đông Nam Á rất đông, nhưng mà số VĐV Olympic lại rất ít.


Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024 với số lượng vận động viên ít nhất trong 4 kỳ thế vận hội mùa hè gần đây, chỉ 16 người. Trong khi đó, đoàn thể thao Thái Lan dự giải với 53 VĐV, Indonesia cũng có 29 người, Malaysia có 26 người…



Vì sao chi phí tổ chức Olympic luôn cao vượt dự toán? Why Is It So Hard for Olympic Host Cities to Control Costs?


Có không biết là bao nhiêu lý do trời ơi. Và dự toán thì luôn đánh giá thấp những thứ đó.


But the figure is more than $1 billion above the historical median cost of hosting the Games, according to a study by researchers at Oxford’s Said Business School published in May. And it is about 115 percent above Paris’s initial estimate.


“This is not the cheap Games that were promised,” the study concluded.

Comments

Popular posts from this blog

CÁCH DIỆT CUỐN CHIẾU TRONG VƯỜN CÂY ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ

Nhắc đến cuốn chiếu nhiều người nghĩ rằng chúng là loại không độc hại. Thế nên không cần phải loại bỏ chúng. Tuy nhiên với người làm vườn, cuốn chiếu là loại côn trùng gây hại cho rau, và cây trồng của họ. Vì thế cần có cách diệt cuốn chiếu ra khỏi vườn và chậu cây ngay. I. Đặc điểm hình thái Cuốn chiếu thuộc họ động vật chân khớp thuộc lớp chân kép. Và là động vậy thân mềm không xương. Cuốn chiếu là loại côn trùng chuyên ăn rễ non của cây trồng. Mặc dù cuốn chiếu không gây hại cho cây trồng hơn thế nó còn là chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, do đặc tính sinh sôi nảy nở nhiều, nên nó là mối phiền muộn của nhiều người. II. Cuốn chiếu gây hại như thế nào Cuốn chiếu với hoa lan: Phần lớn cuốn chiếu ăn lá cây khô mục và phần khô mục khác của thực vật. Đôi khi cuốn chiếu làm hại cho cây trồng trong nhà kính như hoa lan. Chúng ăn cây con mới nảy mầm làm lớp vỏ ngoài cây non bị bong tróc cùng những thương tổn ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây phong lan. Cuốn chiếu với hoa

[FINANCE] XU HƯỚNG ĐẦU TƯ SINH LỜI

Làm thế nào để phân bổ tài sản và kiếm lời một cách an toàn và hiệu quả. Chúng ta cần phải xây dựng cho mình một danh mục tài sản hiệu quả. Bài này dựa trên quan điểm cá nhân và tổng hợp kiến thức về con đường đầu tư cũng như có 1 mục tiêu rõ ràng, 1 nguyên tắc cụ thể và 1 lộ trình chi tiết để chúng ta cũng không phải lo lắng nhiều đến những vấp ngã trên con đường đầu tư của mình.  1. Đầu tư sinh lời và ưu tiên bảo toàn vốn gốc:  Chúng ta sẽ cần tìm hiểu các kênh đầu tư thu nhập cố định và kênh đầu tư dựa trên sự tăng trưởng tài sản để phân bổ tiền của mình sang các tài sản khác nhau:  Vàng: kênh giữ tiền thay gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.  Cổ phiếu: kênh tăng trưởng Chứng chỉ quỹ cổ phiếu VN30: kênh tăng trưởng Trái phiếu: kênh thu nhập cố định tạo dòng tiền đều hàng kỳ Cho vay ngang hàng: kênh thu nhập cố định tạo dòng tiền đều hàng kỳ Bất động sản: kênh tăng trưởng giá trị.  Phân bổ tài sản như thế nào?  Nguyên tắc phân bổ đầu tư theo tiêu chí Về mức độ an toàn về vốn ở mức cao Tính

[STOCK] ĐƯỜNG MA TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

Đường MA là một trong những công cụ được dùng phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Thế nhưng vẫn còn có người chưa hiểu rõ về nó và sử dụng sai mục đích dẫn đến việc đầu tư không có hiệu quả. Vậy đường MA trong chứng khoán là gì, hãy theo dõi các thông tin trong bài viêt bên dưới.  Đường MA trong chứng khoán là gì? Đường MA (viết tắt của Moving Average) là đường trung bình động. Nó thể hiện sự biến động, chỉ báo xu hướng giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Mục đích chính của nó là theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng hay giảm, hoặc là không có xu hướng. Đường MA được xem là chỉ báo chậm và không có tác dụng để dự báo, chủ yếu là vận động theo diễn biến của giá đã được hình thành.  Đường MA thường lấy một số mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn và 50 ngày đối với trung hạn, 100 hay 200 ngày cho dài hạn. Các đường MA sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt là trong ngắn hạn). 3 loại đường MA phổ biến trong phân tích chứng khoán Có 3 loại đường