Skip to main content

[BOOK] LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ (P1)

Phần 1: VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Đọc sách để làm gì? 

Nếu bạn đang có cuộc sống tốt, ổn định và bạn hài lòng với điều đó thì có cần phải đọc sách không? Chương đầu cuốn sách sẽ giải đáp giúp bạn. Câu hỏi này thuộc loại những câu hỏi khiến người nghe ấp úng, bởi thoạt tiên nó nghe chung chung. Thường thì những câu hỏi dễ trả lời phải thật cụ thể. Trong vòng 10 giây, hầu hết chúng ta đều bịa ra được một vài ý trả lời nào đó nhưng nhiều khả năng các ý sẽ lẫn lộn vào nhau và không được mạch lạc.

Thực ra, chung chung hay cụ thể nằm ở tư duy của chúng ta. Nếu bạn bất ngờ, bạn sẽ khó hiểu được câu hỏi và trả lời không mạch lạc, nhưng nếu có thời gian suy nghĩ lâu hơn, bạn sẽ nói sao? Dưới đây tôi đưa ra câu trả lời của mình. Nếu bạn có ý khác, hãy bàn thêm với tôi nhé!

ĐỌC ĐỂ GIẢI TRÍ

Việc này giúp cho đầu óc của chúng ta đỡ căng thẳng. Nhưng câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi nói đến mục đích này là: có nên đọc kiểu giải trí hay không? Câu trả lời là “Có!”. Giải trí là nhu cầu bình thường và có những loại sách để phục vụ nhu cầu này. Và nếu có, bạn cứ thế mà đọc đi, chẳng sao cả. Nhưng bạn biết vấn đề nằm ở đâu không? Đó là khi bạn dành cả-cuộc-đời chỉ để đọc sách giải trí. Các vĩ nhân toàn đọc sách cao siêu trời ơi đất hỡi thì cũng tốt cho các vị, nhưng hầu hết chúng ta đang không phải là vĩ nhân hoặc sẽ không trở thành vĩ nhân (điều này bạn đã tự đi đến kết luận được rồi đúng không?). 

Nói tóm lại, cũng tương tự, nếu bạn thích đọc sách giải trí thì cứ đọc, không cần áy náy mất thời gian, nhưng tôi có vài kinh nghiệm muốn chia sẻ thế này. Tôi thường đọc sách giải trí vào buổi tối để thư giãn đầu óc và thường chọn sách, truyện hài hước hoặc lãng mạn dễ đọc. Thứ hai, sách giải trí không hoàn toàn vô ích, nó giúp thư giãn thì không phải bàn cãi, ngoài ra không phải là không cung cấp được một chút kiến thức hữu ích nào. Kiến thức đến qua con đường hài hước thì không còn gì dễ vào bằng. Trong cuộc sống chúng ta cũng cần khiếu hài hước, cần tận hưởng và nếu tự sở hữu thì càng tốt. Chúng ta cũng cần những đề tài để nói chuyện với người khác, bạn đọc 50 sắc thái (Fifty Shades of Grey) rồi đi buôn chuyện cũng được, cho dù cần lưu ý là 50 sắc thái không phải là nhẹ nhàng lắm, bạn cần vận dụng nhiều đến trí tưởng tượng của mình.

Bạn có thể thấy tôi khá là “trung dung” về khoản đọc sách giải trí, vì tôi cho rằng thái độ đó là phù hợp nhất rồi và không nhất thiết phải nghiêng về bên này hoặc bên kia.

Nói về các yếu tố làm nên sách giải trí thì nói về các yếu tố không làm nên sách giải trí sẽ nhanh hơn. Chúng ta không nhất thiết phải trả lời các câu hỏi theo- hướng-tư-duycủa-người-hỏi đúng không nào?

Nên nói thế này, không có loại sách gọi là “sách vớ vẩn” trong số những cuốn sách đọc để giải trí. Bởi đơn giản, nếu như nó vớ vẩn hẳn và không có ích cho một ai trong số chúng ta thì đà chẳng ai thèm đọc rồi. Mà đã không thèm đọc thì cũng không cần phải “lăn tăn” là vớ vẩn hay không vớ vẩn.

Sau khi loại được những sách vớ vẩn, bạn tiếp tục loại những sách triết lý cao siêu, ví dụ sách nghiên cứu về triết học siêu hình. Dạng sách này có đối tượng đọc của riêng nó, tất nhiên rồi, nhưng trong phần lớn trường hợp thì bạn không thuộc nhóm đối tượng đó. Và đó là nhóm đối tượng đọc để nghiên cứu đấy nhé, họ cũng không đọc để giải trí, mà giải trí lại là dạng sách chúng ta đang tìm kiếm ở đây, bạn nhớ chứ nhỉ?

ĐỌC ĐỂ NÂNG CAO KIẾN THỨC

Nói phô trương hơn một chút thì là “để trở thành người giỏi”. Đây là nơi bạn nên kết thúc quá trình đọc để giải trí cho dù trong khi đọc để nâng cao kiến thức thì bạn cũng được giải trí không ít đâu. Bất kể học ngành gì, bạn phải có một nền tảng kiến thức nhất định.

Tôi từng gặp những bác sĩ thành công không chỉ với kiến thức y học chuyên môn mà họ còn thông thạo về lịch sử và văn hóa. Một phóng viên không chỉ biết viết lách mà còn phải có kiến thức tốt, trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình thì cơ hội thành công sẽ rộng mở hơn.

Điều đó tưởng nói nghe đã dễ hiểu rồi, và khi bạn trực tiếp trải nghiệm "lợi thế của kiến thức” thì còn dễ hiểu hơn. Riêng tôi thì có một câu chuyện thế này. Khi tôi đi sang Mỹ, gặp ông chủ của tạp chí Think! Inc., tạp chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa danh giá nhất nước Mỹ. Cuộc gặp diễn ra ở tòa nhà World Trade Center ngày trước. Lúc đầu, khi mới gặp nhau, tất nhiên chúng tôi chưa nói chuyện công việc mà chỉ dừng lại ở giao tiếp xã giao, hỏi thăm. Tôi nói với ông ta rằng đây là lần đầu tiên tôi đến nước Mỹ, tôi có nghiên cứu và đã viết một cuốn sách về nước Mỹ. Ông ta mới hỏi lại, lúc đó cũng chưa có vẻ gì là quan tâm lắm: Thế anh biết gì về đất nước của chúng tôi? Cuốn sách anh viết nói về cái gì? Tôi trả lời, tôi viết cuốn sách Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?, rằng tôi nghiên cứu về Alexander Hamilton và thời kỳ lập quốc của nước Mỹ. Ông ấy vỗ tay bảo hay quá và tiết lộ rằng, chính ông cũng tốt nghiệp ngành lịch sử, và đề tài nghiên cứu luận văn của ông trước đây là về thời kỳ lập hiến của nước Mỹ. Thế là chúng tôi mải mê ngồi nói chuyện. Lẽ ra câu chuyện xã giao đó sẽ chỉ diễn ra trong 5, 10 phút, nhưng rồi kéo dài đến 20, 30 phút. Chúng tôi nói về những gì cả hai đều nghiên cứu và tâm đắc về lịch sử nước Mỹ.

Quá trình đàm phán công việc sau đó của chúng tôi? Chắc bạn cũng đoán được. Suôn sẻ hơn rất nhiều so với dự kiến vì đối tác nhận thấy chúng tôi chia sẻ được với họ về cả kiến thức lẫn sở thích.

Khi gặp gỡ người này người kia, ở Việt Nam hay nước ngoài, tôi luôn để ý đối tác sinh ra ở vùng quê nào, và ở nơi đó có điểm gì đặc biệt về lịch sử, địa lý, văn hóa, thậm chí dòng họ của đối tác... Các cuộc nói chuyện tưởng như xã giao sẽ trở nên hữu ích đủ để bạn bất ngờ.

Một kinh nghiệm quan trọng không kém khác: bạn muốn thành công trong nghề nghiệp gì, bạn hãy tìm hiểu về những người thành công nhất trong nghề nghiệp đó mà bạn nghe nói đến. Những người thành công nhất ấy. Những người chỉ hơi hơi thành công thì cứ từ từ đã.

Không ai thành công một mình, nhưng ta có thể thành công cùng với những người mà nếu không đọc sách thì ta còn không tưởng tượng nổi là có lúc họ sẽ đồng hành cùng ta.

LÃNH TỤ VÀ SÁCH

Tôi không biết một vị lãnh tụ nào mà trong đầu họ không có cả một gia tài về sách. 

Kennedy đọc không biết bao nhiêu cuốn sách mà kể. Mao Trạch Đông đọc một lúc bốn, năm quyển sách. Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch có hai cách đọc khác nhau, mặc dù cả hai đều là những “kho” sách. Tưởng Giới Thạch đọc hết cuốn này mới chuyển sang quyển khác rất nhanh, còn Mao Trạch Đông lại rất khác người, ông ta có năng lực đang đọc dở quyển này vẫn có thể chuyển sang đọc quyển khác, đang đọc dở quyển khác chuyển sang đọc quyển khác nữa, cứ thế hoặc quay lại quyển đầu tiên... Làm như thế không dễ chút nào. Khi một người chọn đọc theo cách đó, họ có khả năng xếp các thông tin thu lượm được từ mỗi cuốn sách vào một ngăn riêng. Tôi cho đó là cách đọc của thiên tài. Người bình thường thì sẽ mất tập trung, quên hoặc lẫn lộn các thông tin trong những quyển sách.

Các lãnh tụ đọc sách không ngừng nghỉ và những tri thức của nhân loại được tập hợp trong trí não của họ như một dòng thác chảy.

Thêm ví dụ về một nhân vật đọc sách rất “kinh khủng” là Napoléon Bonaparte. Từ năm 15 tuổi đến 22 tuổi, ông ta đắm chìm trong những trang sách.

Ở Việt Nam, tôi chỉ có thể đưa ra những ví dụ mà tôi được nghe kể trực tiếp về họ, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chẳng hạn. Ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế chính trị thế giới, từng kể với tôi rằng nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đọc sách nhiều đến mức khi bộ sách đồ sộ kinh tế chính trị học Nhật Bản (hơn 2000 trang) đang được dịch, ông Đỗ Mười yêu cầu cứ dịch được 50 trang lại mang đến cho ông đọc, chứ không chờ đến khi sách ra mới đọc.

ĐỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ CỤ THỂ

Bạn muốn tìm hiểu cách ứng xử với đồng nghiệp trong công sở? Cách nấu món ăn này món ăn kia? Cách giao tiếp với bố mẹ vợ (chồng) tương lai? Cách để trở thành một nhân viên giỏi? Cách để trở thành một lãnh đạo giỏi? Hoặc làm sao để có một vẻ ngoài gây thiện cảm? Làm sao để thoát khỏi những cơn stress?

Trong cuộc sống có không ít trường hợp ta phải xử lý những vấn đề mà các thông tin, kiến thức có sẵn không bao giờ là đủ, hoặc quá chung chung mà không đi vào cụ thể và không chỉ cho bạn thấy một con đường rõ ràng để đi theo. Mỗi lần, bạn nên cụ thể hóa “đề bài”. Mọi việc đều không thể được giải quyết chừng nào “đề bài” còn chưa rõ ràng. Mỗi người khi sống đều đi tìm chính mình (kể cả khi họ không biết là họ đang làm thế), nhưng công cuộc tìm kiếm đó sẽ còn hoang mang lắm nếu như không có những đề bài rõ ràng.

Nếu bạn chưa đi làm, hãy đợi đến lúc đi làm và những đề bài sẽ ngày càng hiện rõ. Nhưng không vì thế mà bạn đợi đến lúc đi làm mới bắt đầu đọc. Hãy nhớ điều này: đọc nhiều nhất có thể khi bạn còn đang học và nghiên cứu vì đó là giai đoạn bạn có thể dành toàn tâm toàn ý và toàn thời gian cho việc đọc. Với nhiều người, bước chân vào đời (hiểu theo nghĩa là nhận được một công việc) cũng đồng nghĩa với việc ngừng đọc tạm thời hoặc vĩnh viễn, hoặc chỉ còn đọc rất ít trong phần còn lại của cuộc đời.

Từ góc nhìn của tôi, đọc trước và tích lũy, đợi đến lúc nào gặp những “đề bài” cho cuộc đời, bạn sẽ tìm lời giải nhanh hơn và ít đau đớn, ít hối

tiếc hơn so với khi bạn không có nền tảng từ trước. Tôi nhớ một bài kiểm tra toán năm lớp 12 và thầy giáo trẻ sau khi nêu đề đã nói rất hàm súc rằng: “Các em hãy sử dụng mọi kiến thức đã học để giải bài toán này”. Từ gì đặc biệt ở đây? “Mọi” - một từ rất rộng. Lúc đó, chúng tôi, vốn là những đứa học trò hay bắt bẻ và thường ngày vẫn thoải mái đùa cợt với thầy, đã hỏi vui: “Kiến thức lớp Một có cần không thầy?” Như chỉ chờ có thế, thầy giáo vặn lại ngay: “Thế cách làm tính mà các em chắc chắn sẽ dùng đến khi giải toán thì học từ lớp mấy vậy?”.

Cứ thế, đến khi giải Toán cao cấp đi chăng nữa thì những gì học được từ môn Toán lớp Một vẫn sẽ cần thiết. Giải các “đề toán” trong đời cũng như xây nhà vậy, nhất thiết phải có móng và móng càng vững càng tốt. Vậy, đừng lãng phí thời gian bây giờ và về sau của cuộc đời bằng cách lơ là đọc sách và tặc lưỡi nghĩ rằng: “Sau này đọc cũng chưa muộn”.

ĐỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT TỔNG THỂ BÀI TOÁN CUỘC ĐỜI

Bác Hồ không chỉ đọc sách để giải trí hay để giải quyết các vấn đề công việc, sự vụ mà Người đọc để nâng cao hiểu biết. Thông thường Người không chỉ đọc sách Quốc ngữ, sách chữ Hán mà Người còn đọc cả sách tiếng Pháp và nhiều sách khác nữa. Với Người, sách chính là “thuốc chữa tội ngu” và là một nguồn quan trọng có thể đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi “tự do, bình đẳng, bác ái” là gì?

Đối với cá nhân tôi, lộ trình cuộc đời là mục tiêu quan trọng, không dừng lại ở việc giải quyết một tình huống cụ thể. Bài toán cuộc đời của tôi là những mục tiêu lớn lao trong sự nghiệp. Điều đó không thể đạt được bằng cách chỉ đọc một cuốn sách riêng lẻ nào đó. Để xử lý được bài toán lớn, bạn phải đề ra rằng: khi học cấp 1, cấp 2, cấp 3 đọc như thế nào, lên đại học đọc như thế nào.

Với tôi, “điểm rơi phong độ” là vào quãng bốn năm đại học. Đó là khoảng thời gian tôi đọc nhiều sách nhất và những tri thức thu nạp được đã có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của tôi sau này. Kể cả những gì tôi tìm đọc về sau cũng nằm trong dòng chảy đó: cùng mảng để tài hoặc thể loại.

Nhưng không có nghĩa bạn cũng phải chọn “điểm rơi” vào đúng thời sinh viên như tôi. Mỗi người có một con đường. Không có nguyên tắc chung bất di bất dịch cho “điểm rơi” này và cũng không ai quyết định thay bạn được. Đọc sách là hoạt động tự thân và đòi hỏi/tạo điều kiện cho tính chủ động.

Tác giả người Pháp Marcel Proust nói: “Mỗi người đọc, khi đọc, đều đọc chính mình”. Điều này không chỉ đúng với sách văn học (dòng sách của Proust). Tôi nhận ra mọi người khi đọc đều soi chiếu nội dung sách vào nội tâm mình, và vì nội tâm chúng ta đa dạng, tác động của cuốn sách cũng đa dạng. Mặc dù vậy, không đa dạng đến nỗi các tác động ở mỗi người đều khác nhau, đến nỗi tuyệt nhiên không có gì tương đồng.

CÓ CẦN PHẢI ĐỌC SÁCH KHÔNG?

Đừng bao giờ đọc chỉ để giải trí.

Đọc những gì có thể khiến bạn thông minh hơn, ít định kiến hơn, hiểu biết những hành động điên rồ của bạn bè và bản thân bạn tốt hơn. Hãy chọn những quyển sách khó, những quyển khiến bạn phải tập trung hết mức khi đọc. (John Waters)

Khi tôi gặp gỡ các bạn trẻ, có bạn nói với tôi: "Theo em, không cần đọc sách”. Tôi bảo: "Rất đúng, tôi cực kỳ ủng hộ, nếu như các bạn không đọc sách mà vẫn có thể trưởng thành, trở thành người có kiến thức, thành đạt và có văn hóa. Nếu như những điều tôi vừa kể không có điểm nào nằm trong mục đích sống của bạn, thì chả việc gì phải đọc”.

Nhưng vấn để là giả thiết sau chữ "nếu như” đó hiếm khi xảy ra. Ít nhất, tôi không tin như thế. Người ta có thể sống không màng kiến thức, không thích thành đạt, thậm chí không cần có văn hóa, nhưng chẳng ai mong mình mãi mãi không trưởng thành. Nhưng để trưởng thành, họ lại cần có kiến thức, không hẳn thành đạt nhưng cũng đạt được thành tích gì đó và hẳn nhiên rất cần trau dồi văn hóa.

Tôi không phải là người đầu tiên nói ra điều này: đọc một cuốn sách giống như được nói chuyện với những người trong hoặc đằng sau trang sách. Chúng ta không có điều kiện gặp trực tiếp Aristotle, Platon, Hồ Chí Minh... nhưng lại có thể "nói chuyện” với họ. Điều đó chẳng phải rất thú vị sao?

Tất cả câu chuyện về những người thành công trong cuộc sống, những vĩ nhân... đều không thể thiếu quá trình đọc sách, quá trình họ thu lượm kiến thức, những bài học thành công và thất bại từ người khác. Tôi phải nhấn mạnh cụm từ "không thể thiếu”. Mở cuốn sách ra, bạn sẽ được "gặp gỡ” những con người của quá khứ, những người không còn sống hoặc chẳng dễ gì để chúng ta tiếp xúc, với những bài học thành công và thất bại tuyệt vời của họ.

Tất nhiên không phải ai cũng có thể trở thành vĩ nhân, nhưng không thành vĩ nhân không có nghĩa là chúng ta chấp nhận là người tầm thường, có lẽ ai cũng hiểu rằng đi theo con đường của những vĩ nhân không có nghĩa là ta cũng có thể đến đích giống họ.

Mỗi cuốn sách lại có một phiên bản khác nhau trong cảm nhận và cách tiếp nhận của từng người đọc, dù đôi khi sai khác rất ít ỏi. Sai khác đó nằm ở tố chất của mỗi người đọc. vì thế chúng ta hầu như không thể “đọc nhờ sách” qua cảm nhận của người khác mà vẫn có được thu nhận giống y như họ.

Với tôi, đọc là để tìm điểm chung giữa mình và mọi người, cũng lại để tìm điểm khác giữa mình và mọi người. Nói cách khác là biết mình hòa nhập ở đâu và khác biệt ở đâu. Cả hai sự tìm tòi đều có vai trò quyết định trong việc khám phá hai thứ vô cùng quan trọng với đời người, lại luôn gắn chặt với nhau: cá nhân mình và cá nhân mình trong cộng đồng.

Comments

Popular posts from this blog

CÁCH DIỆT CUỐN CHIẾU TRONG VƯỜN CÂY ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ

Nhắc đến cuốn chiếu nhiều người nghĩ rằng chúng là loại không độc hại. Thế nên không cần phải loại bỏ chúng. Tuy nhiên với người làm vườn, cuốn chiếu là loại côn trùng gây hại cho rau, và cây trồng của họ. Vì thế cần có cách diệt cuốn chiếu ra khỏi vườn và chậu cây ngay. I. Đặc điểm hình thái Cuốn chiếu thuộc họ động vật chân khớp thuộc lớp chân kép. Và là động vậy thân mềm không xương. Cuốn chiếu là loại côn trùng chuyên ăn rễ non của cây trồng. Mặc dù cuốn chiếu không gây hại cho cây trồng hơn thế nó còn là chất hữu cơ giúp cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, do đặc tính sinh sôi nảy nở nhiều, nên nó là mối phiền muộn của nhiều người. II. Cuốn chiếu gây hại như thế nào Cuốn chiếu với hoa lan: Phần lớn cuốn chiếu ăn lá cây khô mục và phần khô mục khác của thực vật. Đôi khi cuốn chiếu làm hại cho cây trồng trong nhà kính như hoa lan. Chúng ăn cây con mới nảy mầm làm lớp vỏ ngoài cây non bị bong tróc cùng những thương tổn ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây phong lan. Cuốn chiếu với hoa

[FINANCE] XU HƯỚNG ĐẦU TƯ SINH LỜI

Làm thế nào để phân bổ tài sản và kiếm lời một cách an toàn và hiệu quả. Chúng ta cần phải xây dựng cho mình một danh mục tài sản hiệu quả. Bài này dựa trên quan điểm cá nhân và tổng hợp kiến thức về con đường đầu tư cũng như có 1 mục tiêu rõ ràng, 1 nguyên tắc cụ thể và 1 lộ trình chi tiết để chúng ta cũng không phải lo lắng nhiều đến những vấp ngã trên con đường đầu tư của mình.  1. Đầu tư sinh lời và ưu tiên bảo toàn vốn gốc:  Chúng ta sẽ cần tìm hiểu các kênh đầu tư thu nhập cố định và kênh đầu tư dựa trên sự tăng trưởng tài sản để phân bổ tiền của mình sang các tài sản khác nhau:  Vàng: kênh giữ tiền thay gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.  Cổ phiếu: kênh tăng trưởng Chứng chỉ quỹ cổ phiếu VN30: kênh tăng trưởng Trái phiếu: kênh thu nhập cố định tạo dòng tiền đều hàng kỳ Cho vay ngang hàng: kênh thu nhập cố định tạo dòng tiền đều hàng kỳ Bất động sản: kênh tăng trưởng giá trị.  Phân bổ tài sản như thế nào?  Nguyên tắc phân bổ đầu tư theo tiêu chí Về mức độ an toàn về vốn ở mức cao Tính

[STOCK] ĐƯỜNG MA TRONG CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ

Đường MA là một trong những công cụ được dùng phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Thế nhưng vẫn còn có người chưa hiểu rõ về nó và sử dụng sai mục đích dẫn đến việc đầu tư không có hiệu quả. Vậy đường MA trong chứng khoán là gì, hãy theo dõi các thông tin trong bài viêt bên dưới.  Đường MA trong chứng khoán là gì? Đường MA (viết tắt của Moving Average) là đường trung bình động. Nó thể hiện sự biến động, chỉ báo xu hướng giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Mục đích chính của nó là theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng hay giảm, hoặc là không có xu hướng. Đường MA được xem là chỉ báo chậm và không có tác dụng để dự báo, chủ yếu là vận động theo diễn biến của giá đã được hình thành.  Đường MA thường lấy một số mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn và 50 ngày đối với trung hạn, 100 hay 200 ngày cho dài hạn. Các đường MA sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt là trong ngắn hạn). 3 loại đường MA phổ biến trong phân tích chứng khoán Có 3 loại đường